Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.
Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, Năm 2005 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/42, năm 2006 vươn lên xếp thứ 18/64, năm 2007 xếp thứ 24/64, năm 2008 xếp 23/63, liên tục đứng thứ 5 ở miền Bắc. Năm 2007, Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam; thu ngân sách đạt 1.140 tỷ đồng, là tỉnh thứ 26/64 đạt mức thu 1000 tỷ. Trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/64 và 43/64.
Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007: Công nghiệp - xây dựng: 40%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 26%; Dịch vụ: 34%
Công nghiệp
Cảng Ninh Phúc ở khu CN Ninh Phúc
Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng Vinakansai, xi măng Hệ Dưỡng, xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương .v.v. Sản phẩm chủ lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch .v.v.
Tính đến năm 2009, Ninh Bình có 7 khu công nghiệp,[1] gồm: Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp, Phúc Sơn, Sơn Hà, Xích Thổ và Khánh Cư, 22 cụm công nghiệp với diện tích 880 ha. Nghề thủ công truyền thống địa phương có: thêu ren ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh..., đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lư).
Theo Cục thống kê tỉnh Ninh Bình, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt hơn 6.000 tỷ đồng trong năm 2008, tăng gần 50% so với năm 2007. Giá trị công nghiệp của Ninh Bình đạt mức tăng cao là do các doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn như xi măng, cán thép, phân bón, may mặc, đồ hộp xuất khẩu đều đạt mức sản xuất khá cao. Một số nhà máy đã đi vào sản xuất cho ra sản phẩm như nhà máy xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương, Công ty may Đài Loan, Cơ sở chế biến hạt điều - Cty CP xuất khẩu đầu tư Ninh Bình, Sản phẩm lò quay ximăng 2,3 triệu tấn/năm của Công ty Cơ khí lắp máy Ninh Bình, các sản phẩm cơ khí công nghệ cao của Công ty cơ khí Quang Trung, sản phẩm hoa quả đóng hộp của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao…đã góp phần tăng giá trị công nghiệp.
Về thu hút đầu tư, tỉnh có những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: Nhà máy phân đạm công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin vơi vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, nhà máy sản xuất sôđa đầu tư 1.300 tỷ, nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình đầu tư 560 tỷ đồng.
[sửa] Nông nghiệp
Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần.
Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu và các mặt hàng mỹ nghệ khác, vùng biển Kim sơn nuôi tôm sú, nuôi cá và nuôi lợn, vùng Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Cơ cấu Nông, lâm, thuỷ sản trong GDP của tỉnh, năm 2007 đạt 26% (mục tiêu đến năm 2010 là 17%). Trong nông nghiệp, giữa các lĩnh vực sản xuất cũng có sự chuyển dịch. Năm 2001, nông nghiệp chiếm 93,4%, lâm nghiệp 1,3%, thuỷ sản 1,7%, đến năm 2007, tỷ lệ đó là: Nông nghiệp 86,9%, lâm nghiệp 1,7%, thuỷ sản 11,4%.
Lĩnh vực nuôi thuỷ sản phát triển khá ổn định, nhất là ở khu vực nuôi thả thuỷ sản nước ngọt. Diện tích nuôi thuỷ sản năm 2007 đạt 9.021 ha, tăng 27,7% so với năm 2004; trong đó diện tích nuôi thả vùng nước ngọt đạt 6.910 ha, nuôi thuỷ sản nước lợ 2.074 ha. Sản lượng thuỷ sản năm 2007 đạt 18.771 tấn. Trong đó sản lượng tôm sú đạt 1.050 tấn, cua biển đạt 1.280 tấn. Tổng giá trị thuỷ sản năm 2007 đạt 350 tỷ đồng, tăng 73,4 tỷ đồng so với năm 2004.
Về hạ tầng, tỉnh đang đầu tư, nâng cấp, xây mới nhiều trạm bơm nước, kênh mương. Các tuyến đê quan trọng như: Đê biển Bình Minh II; đê tả, hữu sông Hoàng Long; đê Đầm Cút, đê Năm Căn, hồ Yên Quang, âu Cầu Hội... được nâng cấp theo hướng kiên cố hoá.
Dịch vụ
Sân vận động trung tâm tp Ninh Bình
Ninh Bình có vị trí hội tụ giao thông liên vùng rất thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong cả nước. Về du lịch, Ninh Bình có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái - nghỉ dưỡng, văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch mạo hiểm, thể thao.
Về thể thao, giải trí, Ninh Bình có những công trình thể thao cấp quốc gia là nhà thi đấu Ninh Bình và sân vận động Ninh Bình. Từ năm 2006 tỉnh có một đội bóng đá là câu lạc bộ bóng đá Xi măng Vinakansai Ninh Bình và một đội bóng chuyền hạng mạnh là Tràng An Ninh Bình. Về giáo dục và đào tạo tỉnh có trường đại học Hoa Lư và 4 trường cao đẳng.
Ninh Bình đang có nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tỉnh coi đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 16%
Từ năm 2004, Sở Công Thương Ninh Bình đã xây dựng quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Năm 2008, toàn tỉnh có 107 chợ, trong đó chợ Rồng ở thành phố Ninh Bình là chợ loại 1, 5 chợ loại 2 (chợ Đồng Giao, chợ Nam Dân, chợ Ngò...) còn lại là chợ loại 3.
0 comments for �Kinh tế�